Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên

Tại Wikipedia, chúng ta không thể tránh được chuyện phải làm việc với một vài người khó khăn. Một số tới đây chỉ để gây rắc rối, hoặc thực hiện các sửa đổi phá rối, hoặc cố áp đặt quan điểm một chiều, hoặc khơi ngòi cho các cuộc tranh cãi bất tận. Số khác lại có niềm tin tưởng mãnh liệt rằng họ không thể soạn thảo, biên tập bài vở với tinh thần cộng tác cùng người khác được. Đôi khi, chúng ta cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn những người này trong nỗ lực xây dựng và bảo vệ Wikipedia. Khi giao tiếp với những người này, chúng ta dễ có xu hướng "chỉ mặt đặt tên". Tuy nhiên, làm như vậy không phải là một cách hành xử hiệu quả với họ, thậm chí có thể là một ý tưởng rất tồi.Mỗi người trong chúng ta xuất thân từ nhiều hoàn cảnh, văn hóa khác nhau, có những kinh nghiệm sống khác nhau, do đó việc giao tiếp trên Internet không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bổ sung thêm vào rào cản này là một thực tế, rằng mỗi chúng ta chỉ sẵn lòng giữ thiện ý tới một giới hạn nhất định mà thôi. Vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân, chúng ta cảm thấy người kia rõ ràng đang cố áp đặt một quan điểm, hoặc phá hoại, hoặc quấy rối kiểu troll, hoặc không đóng góp bằng thiện ý thế nào đó. Bất cứ làm gì, họ chắc chắn đang vi phạm quy định, và cần bị cấm tài khoản vì điều này hoặc chí ít ra cũng phải bị cảnh cáo!Đến đây, nhiều người trong chúng ta có xu hướng tuyên bố rằng đối thủ của ta rõ ràng là kẻ "cố áp đặt quan điểm cá nhân" hoặc "phá hoại" hoặc "vụ lợi" hoặc "troll". Lời buộc tội công khai này đôi khi được gọi là "chỉ mặt đặt tên", nhưng khi gọi tên như vậy, bạn có thể đang không giữ thái độ văn minh hoặc thậm chí vượt giới hạn, tiến tới công kích cá nhân.Có một số lí do tốt để không nên làm điều này. Ngắn gọn, một khi mâu thuẫn đã dâng cao, ít có khả năng các thành viên sẽ tiếp tục nghe bất cứ điều gì bạn nói; và nếu sau này thực tế chứng tỏ bạn đã sai, thì điều bạn đã làm sẽ trở nên rất xấu hổ.

Liên quan

Wikipedia:Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài Wikipedia:Đừng cắn người mới đến Wikipedia:Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm Wikipedia:Đừng xúc phạm người phá hoại Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên Wikipedia:Đừng dùng lửa dập lửa Wikipedia:Đừng buộc tội ai đó công kích cá nhân vì họ buộc tội công kích cá nhân Wikipedia:Đừng thô lỗ Wikipedia:Dùng lại nội dung của Wikipedia Wikipedia:Đừng tìm công lý